Đau đớn ung thư không nên cố chịu đựng

Các tài liệu y học cho thấy, sự đau đớn sẽ mang lại cho tâm lý con người một phản ứng căng thẳng mạnh mẽ, mạch máu toàn thân thu hẹp, dạ dày hoạt động kém dẫn đến mất cảm giác thèm ăn và hệ miễn dịch cũng yếu theo, kéo dài sự sống ít. Phát hiện lâm sàng, 30% đến 50% số bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm và 75% đến 95% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, có di căn sẽ có triệu chứng đau. Đau đớn do ung thư làm bệnh nhân như bị phá hủy ý chí và mất đi niềm tin vào việc điều trị. Họ có thể khóc, kêu la, đêm không ngủ, thậm chí có những bệnh nhân tự đâm đầu vào tường...

thuốc giảm đau

Nhưng sự quan tâm của người nhà bệnh nhân và bác sỹ đều dồn vào quá trình điều trị, mà họ dễ bỏ qua, không chú ý đến sự tàn phá tâm lý do đau đớn gây ra cho bệnh nhân. Trên thực tế, khi bệnh nhân chịu đựng những cơn đau dữ dội do ung thư gây ra, thì ảnh hưởng xấu đến gia đình còn nhiều hơn cả đối với chính bản thân của căn bệnh.

Tuy nhiên, với ý nghĩ chịu đựng được đau đớn hoặc sợ hãi các chất giảm đau gây nghiện như morphine, thì đa số bệnh nhân lựa chọn sự chịu đựng. Nhìn từ góc độ khoa học thì không giảm đau chính là một hình thức tự tàn hại bản thân mình của các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đặc biệt đối với những bệnh nhân vì đau đớn mà không ăn không ngủ được thì tình trạng sức đề kháng sẽ giảm sút nghiêm trọng và ung thư ngày một phát triển mạnh hơn.

Trong khi chăm sóc bệnh nhân ung thư bác sỹ và người nhà nên khích lệ bệnh nhân nói ra đau ở đâu, đau thế nào. Thực tế thì đau đớn do ung thư có thể điều trị để giảm nhẹ, và hơn nữa còn làm cho bệnh tiến triển tốt hơn, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người chăm sóc bên cạnh việc khuyên bệnh nhân nói ra sự đau đớn thì nên an ủi họ rằng sẽ không gây phiền phức cho người khác khi nói ra, họ sẽ không vì vậy mà cảm thấy chán nản hay phiền muộn nữa. Sử dụng hợp lý các liệu pháp giảm đau, các loại thuốc và các kiến thức ung thư hiện có sẽ có thể giải quyết được vấn đề đau đớn cho bệnh nhân, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng được cải thiện nhiều.

Ngoài ra, nói với bệnh nhân không nên lo lắng về việc giảm đau sẽ gây nghiện. Do nguyên nhân lịch sử, bất luận là xã hội hay giới y học khi sử dụng thuốc giảm đau dạng thuốc phiện thì đều rất thận trọng, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ điều trị giảm đau đớn do ung thư gây ra. Giai đoạn đầu những năm 80, tổ chức y tế thế giới đã liệt đau do ung thư vào 1 trong 4 loại điều trị tổng hợp ung thư chính, quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới “phương án 3 bước giảm đau”, tuyên bố khi đau do ung thư có thể sử dụng chất giảm đau dạng thuốc phiện liều lượng không hạn chế. Trong những trường hợp điều trị theo quy định với mục đích giảm đau, xác suất gây nghiện trên bệnh nhân là rất ít, chỉ chiếm khoảng một phần triệu.

Bệnh nhân đau đớn do ung thư khi không thể chịu đựng nổi nữa, hãy nói cho người thân bên cạnh biết, để được chia sẻ và tìm cách điều trị giảm đau.

Triệu
chứng
Chẩn
đoán
Điều trị
ung thư

Năm 2005, Thành lập bệnh viện
Năm 2005, Trở thành bệnh viện chỉ định duy nhất của hiệp hội liên hợp Trung Âu
Năm 2010, Tham gia Hội nghị chống ung thư thế giới lần thứ 21
Năm 2011, Tổ chức hội nghị học thuật điều trị ung thư bằng phương pháp xâm nhập tối thiểu
Năm 2013, Hợp tác và phát triển y học Việt - Trung
Năm 2013, Trao tặng yêu thương đến những trẻ em mồ côi tại chùa Bồ Đề
Năm 2014, Từ khi thành lập đến nay, các văn phòng đại diện trên toàn cầu đã cùng nhau tổ chức 100 buổi hội thảo sức khỏe.