Ung thư tái phát, cần chuẩn bị tâm lý như thế nào để đón nhận sự thách thức một lần nữa

Ung thư thường có những trường hợp như vậy, quá trình điều trị mọi việc đều rất thuận lợi, khi sức khỏe có sự chuyển biến tốt như một kì tích, bệnh nhân và người nhà đang hết sức vui mừng thì ung thư đột nhiên tái phát. Từ đó mà nhiều bệnh nhân đã nghi ngờ bác sĩ và phương pháp điều trị, thậm chí còn cho rằng đây là sự trừng phạt của ông trời với mình. Vậy thì là một bệnh nhân, khi ung thư tái phát thì cần điều chỉnh tâm lý như thế nào?

chăm sóc về tâm lý

Để xóa bỏ cảm giác sợ hãi do ung thư tái phát, khắc phục những mâu thuẫn về tâm lý trong quá trình hồi phục sức khỏe, đầu tiên cần cho bệnh nhân biết rằng, việc tạo tâm lý trạng thái có lợi cho việc hồi phục sức khỏe không phải là quá trình thuận buồm xuôi gió, chúng ta cổ vũ bệnh nhân không nên đặt hoàn toàn hi vọng vào quá trình điều trị, không nên chỉ giương mắt nhìn bác sĩ mà cần phải kêu gọi chính bản thân, cần huy động sức mạnh của bản thân để chống lại sự tái phát của ung thư.

Đầu tiên, là một bệnh nhân thì bạn cần ghi nhớ kĩ những điều sau đây

1.Cần cầu cứu những người có thể giúp bạn hồi phục được: mong người nhà, bạn bè và y bác sĩ hiểu và thông cảm cho những nhu cầu về tình cảm và những biến đổi về cảm xúc, sức mạnh và dũng khí chiến đấu với sự tuyệt vọng của bạn chính là từ sự quan tâm và ủng hộ của họ.

2.Không nên nghĩ đến kết quả cuối cùng của bệnh: bạn hãy ghi nhớ, sự sợ hãi và nỗi đau chỉ là tạm thời, những muộn phiền và tuyệt vọng do chúng gây ra rồi cũng sẽ qua.

3.Không nên coi việc tái phát là sự thất bại của điều trị, hãy coi tái phát bệnh là thông tin sinh lý có ý nghĩa biểu thị về mặt tâm lý, chúng có thể là nhắc nhở bạn rằng:

(1)Những mâu thuẫn trong cơ thể bạn vẫn chưa được giải quyết triệt để, cần phải mời chuyên gia bác sĩ giúp bạn tiến hành điều trị tiếp.

(2)Bạn cũng cần thư giãn một chút.

(3)Có phải là bạn quá hiếu thắng nên căng thẳng về tâm lý. Sau khi điều trị ung thư, bác sĩ luôn khuyên bạn phải có chút thay đổi trong cách sinh hoạt. Nhưng việc thay đổi không thể hoàn thành trong một ngày được. Dục tốc bất đạt, cần lượng sức mình.

(4)Bạn có phải do quá đắc ý mà bỏ qua cảnh giác? Có một số bệnh nhân có được hiệu quả điều trị tốt nhở quá trình điều trị và chăm sóc mà từ bỏ những tiêu chuẩn cho bản thân trước đây, quen với việc hài lòng với những nhu cầu nhất thời mà khó kiên trì cách sống mới nên dẫn đến tái phát bệnh.

(5) Coi trọng sức khỏe của bạn như việc đại sự hàng đầu. Không nên làm những việc không liên quan đến mình để ảnh hướng đến quá trình điều trị ung thư.

Trên đây chỉ nêu ra một số thông tin mà tái phát bệnh mang lại, các chuyên gia điều trị ung thư có thể giúp bệnh nhân tìm hiểu rõ nguyên nhân tái phát. Song, điều quan trọng nhất là bản thân người bệnh cũng cẫn phải tích cực tìm hiểu thế giới nội tâm của mình. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần xem lại những thay đổi về lối sống sinh hoạt và tâm trạng trước khi tái phát, đã xảy ra chuyện gì, cách làm của mình có gì khác so với trước kia, người nhà và bạn vè có nhận xét như thế nào về cách làm của bạn, những điều này giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc tìm ra nguyên nhân tái phát, để điều chỉnh niềm tin cũng như lối sống sinh hoạt của mình.

Triệu
chứng
Chẩn
đoán
Điều trị
ung thư

Năm 2005, Thành lập bệnh viện
Năm 2005, Trở thành bệnh viện chỉ định duy nhất của hiệp hội liên hợp Trung Âu
Năm 2010, Tham gia Hội nghị chống ung thư thế giới lần thứ 21
Năm 2011, Tổ chức hội nghị học thuật điều trị ung thư bằng phương pháp xâm nhập tối thiểu
Năm 2013, Hợp tác và phát triển y học Việt - Trung
Năm 2013, Trao tặng yêu thương đến những trẻ em mồ côi tại chùa Bồ Đề
Năm 2014, Từ khi thành lập đến nay, các văn phòng đại diện trên toàn cầu đã cùng nhau tổ chức 100 buổi hội thảo sức khỏe.